Đất phi nông nghiệp là gì? Các lưu ý khi chuyển đất phi nông nghiệp sang các loại đất khác.

Nói đến đất nông nghiệp chắc chắn chúng ta hẳn sẽ có thể hiểu ngay được nó được dùng vào mục đích gì. Nhưng, đất phi nông nghiệp là gì? Và có những lưu ý gì khi chuyển từ hình thức đất phi nông nghiệp sang các loại hình đất khác? Thì chắc đây sẽ là những câu hỏi mà sẽ có khá mới mẻ nhiều người khi mới bắt đầu tình tìm về những loại mục đích sử dụng đất đai. Sau đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem chúng là gì nhé!

Đất phi nông nghiệp là gì?

Khái niệm đất phi nông nghiệp là gì?

Đất phi nông nghiệp là gì? Nhắc đến khái niệm của đất phi nông nghiệp chúng ta có thể hiểu như sau đất phi nông nghiệp là loại đất mà nó sẽ không được sử dụng dành cho mục đích sản xuất nông nghiệp. Hay nói theo cách khác, thì đây là những khu đất chỉ được dành riêng cho những hoạt động phi nông nghiệp khác như xây dựng nhà ở, công trình công cộng, cơ sở sản xuất, kinh doanh… 

Đặc điểm của đất phi nông nghiệp

  • Không sử dụng cho mục đích nông nghiệp: đất phi nông nghiệp không dùng cho những mục đích như trồng trọt, chăn nuôi,…
  • Có thể linh hoạt chuyển đổi mục đích sử dụng: Tùy thuộc vào mục đích quy hoạch và pháp luật quy định, đất phi nông nghiệp có thể được phép chuyển đổi thành đất ở, đất xây dựng, đất sử dụng cho các mục đích khác.
  • Có giá trị cao hơn đất nông nghiệp: Do tính chất khan hiếm của đất đai và tiềm năng phát triển của nó. Nên đất phi nông nghiệp thường có giá trị cao hơn đất nông nghiệp.

Các loại đất phi nông nghiệp

Theo Luật Đất đai 2013, đất phi nông nghiệp bao gồm: Đất ở, đất xây dựng, các loại đất phi nông nghiệp khác. Dưới đây là danh sách tên những loại đất phi nông nghiệp: 

  STTTên Kí hiệu
1Đất ở tại nông thônONT
2Đất ở tại đô thịODT
3Đất xây dựng trụ sở cơ quanTSC
4Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệpDTS
5Đất xây dựng cơ sở văn hóaDVH
6Đất xây dựng cơ sở y tếDYT
7Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạoDGD
8Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thaoDTT
9Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệDKH
10Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hộiDXH
11Đất xây dựng cơ sở ngoại giaoDNG
12Đất xây dựng công trình sự nghiệp khácDSK
13Đất quốc phòngCQP
14Đất an ninhCAN
15Đất khu công nghiệpSKK
16Đất khu chế xuấtSKT
17Đất cụm công nghiệpSKN
18Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệpSKC
19Đất thương mại, dịch vụTMD
20Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sảnSKS
21Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốmSKX
22Đất giao thôngDGT
23.Đất thủy lợiDTL
24Đất công trình năng lượngDNL
25Đất công trình bưu chính, viễn thôngDBV
26Đất sinh hoạt cộng đồngDSH
27Đất khu vui chơi, giải trí công cộngDKV
28Đất chợDCH
29Đất có di tích lịch sử – văn hóaDDT
30Đất danh lam thắng cảnhDDL
31Đất bãi thải, xử lý chất thảiDRA
32Đất công trình công cộng khácDCK
33Đất cơ sở tôn giáoTON
34Đất cơ sở tín ngưỡngTIN
35Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa tángNTD
36Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suốiSON
37Đất có mặt nước chuyên dùngMNC
38Đất phi nông nghiệp khácPNK

Quy định pháp luật về đất phi nông nghiệp

  • Điều kiện chuyển nhượng đất phi nông nghiệp

Theo quy định tại Điều 166, Điều 167 Luật Đất đai 2013 điều kiện để có thể chuyển nhượng đất đai phi nông nghiệp, bạn cần phải đảm bảo được những điều kiện sau đây:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Đây chính là điều kiện tiên quyết, bạn phải có đủ giấy tờ chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp đối với mảnh đất đó.
  • Không có sự tranh chấp: Mảnh đất đó không được có bất kỳ sự tranh chấp nào về mặt pháp lý.
  • Không bị kê biên: Đất không bị cơ quan ban ngành nhà nước kê biên để có thể đảm bảo cho thi hành án.
  • Còn trong thời hạn sở hữu và sử dụng: Thời hạn sử dụng đất và sở hữu đất của bạn trên giấy tờ pháp lý vẫn chưa hết
  • Thực hiện đăng ký: Việc chuyển nhượng giấy tờ và quyền sử dụng đất đai phải được đăng ký chính thức tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan.

– Quyền của người sử dụng đất phi nông nghiệp

Khi bạn sở hữu và sử dụng đất phi nông nghiệp thì điều đó cũng đồng nghĩa bạn cũng có được những quyền sau đây:

  • Sở hữu giấy chứng nhận: Bạn sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan cấp giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất đai hợp pháp.
  • Được Hưởng thành quả: Bạn sẽ là người được hưởng trọn những lợi ích mà miếng đất đó mang lại từ việc sử dụng đất.
  • Bảo vệ quyền lợi: Được pháp luật đảm bảo và bảo vệ khi quyền lợi bị xâm phạm.
  • Bồi thường: Được hưởng khoản bồi thường khi bị nhà nước thu hồi đất.
  • Chuyển nhượng: có quyền được phép chuyển nhượng đất đai cho người khác theo quy định của pháp luật.
  • Nghĩa vụ của người sử dụng đất phi nông nghiệp

Bên cạnh cùng với những quyền lợi, thì người sử dụng đất phi nông nghiệp cũng sẽ có những nghĩa vụ phải tuân thủ theo tại quy định tại Điều 170 Luật Đất đai 2013, đó là: 

Đầu tiên, khi nắm trong tay quyền sử dụng đất thì đồng nghĩa với việc chúng ta cũng phải sử dụng nó với đúng mục đích đã được ghi, khai rõ trong giấy chứng nhận. Thứ hai, phải thực hiện đầy đủ các thủ tục kê khai đăng ký đất đai. Tiếp đến, phải đảm bảo được việc bảo vệ môi trường xung quanh cũng như không làm ảnh hưởng đến những người khác. Cuối cùng là tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật đất đai đã được đề ra của nhà nước.

Các lưu ý khi chuyển đất phi nông nghiệp sang các loại đất khác. 

Khi chuyển đổi đất phi nông nghiệp qua các loại đất khác thì chúng ta cần biết rằng việc chuyển đổi này là một quá trình rất phức tạp, nó đòi hỏi phải thông qua nhiều loại thủ tục hành chính và tuân thủ nghiêm ngặt về các quy trình cũng như các quy định pháp luật. Dưới đây là các lưu ý cần biết khi chuyển đổi đất phi nông nghiệp sang các loại đất khác.

Điều kiện chuyển đổi:

Mục đích sử dụng đất: Mảnh đất phải đáp ứng được đủ các điều kiện về quy hoạch sử đất của địa phương, nhà nước.

– Giấy tờ pháp lý: Bàn cần phải có đầy đủ những loại giấy tờ, hồ sơ pháp lý chứng minh được quyền sở hữu đất, không xảy ra bất kỳ sự tranh chấp và không bị kê biên.

– Thủ tục xin phép: Bạn cần phải nộp hồ sơ đăng ký và xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đất đai.
– Phí chuyển đổi: Bạn phải nộp các loại phí liên quan trong quá trình làm hồ sơ đăng ký và xin phép chuyển đổi theo quy định của pháp luật.

Các loại hình chuyển đổi phổ biến

– Chuyển đổi từ đất phi nông nghiệp sang đất ở: Thường được thực hiện vào mục đích xây nhà ở.
– Chuyển đổi từ đất phi nông nghiệp sang đất xây dựng: Dùng để xây dựng những công trình lớn như nhà xưởng, xí nghiệp, các công trình công cộng,…
– Chuyển đổi từ đất phi nông nghiệp sang đất sử dụng cho mục đích công cộng: Dùng cho những mục đích xây dựng các công trình phục vụ cho công đồng như công viên, đường xá,…

Thủ tục chuyển đổi:

– Nộp đơn: Khi nộp đơn đăng ký chuyển đổi bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ và hồ sơ theo như quy định và nộp tạo cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Xét duyệt: Tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ chuyển đổi và tiến hành các thủ tục kiểm tra thực địa (kiểm tra, xem xét tại mảnh đất).

– Quyết định: Khi này nếu hồ sơ của bạn hợp lệ và được thông qua, cơ quan nhà nước sẽ cấp quyết định cho phép chuyển đổi đất từ đất phi nông nghiệp sang loại đất mà bạn đã đăng ký chuyển đổi trước đó.

– Đăng ký biến động: Bạn cũng cần tiến hành đăng ký biến động đất đai tại cơ quan đăng ký đất đai của nhà nước.

Lưu ý:

– Thời gian xử lý đơn, hồ sơ: Thủ tục chuyển đổi đất đai thường xe tốn khá nhiều thời gian xử lý, nó tùy thuộc vào từng địa phương và từng loại hình mà bạn muốn chuyển đổi.

– Chi phí khác: Ngoài những chi phí phải chi trả theo quy định trong quá trình làm việc chuyển đổi đất đai thì bạn còn phải chịu thêm một số khoản phí khác như phí thẩm định, phí công chứng,…

– Rủi ro về mặt pháp lý: Việc làm trái quy định sẽ khiến bạn có thể bị xử phạt hành chính hoặc nghiêm trọng hơn là xử phạt hình sự.

– Tư vấn pháp lý: Nên nhờ tới sự giúp đỡ từ các chuyên gia pháp luật để có thể đảm bảo được quá trình chuyển đổi được diễn ra một cách suôn sẻ, an toàn và thuận lợi.

Một số vấn đề cần lưu ý khác:

– Quy hoạch sử dụng đất: Bạn cần phải nắm rõ quy hoạch sử dụng đất của khu vực đí để nắm bắt được loại hình đất nào được chuyển đổi đất đai.

– Môi trường: Việc chuyển đổi đất đai có thể sẽ gây ra ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường xung quanh đó. Vì thế, bạn cần tuân thủ theo các quy định được đề ra của khu vực về bảo vệ môi trường.

– Cộng đồng: Khi tiến hành chuyển đổi đất đai bạn cũng nên thông báo cho cộng đồng dân cư xung quanh về việc chuyển đổi đất đai và giải quyết các vấn đề phát sinh, tranh xảy ra những tranh chấp không đáng có.

Ngoài ra, các quy định về chuyển đổi đất đai có thể có sự thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào từng địa phương. Do đó, nếu có thể bạn nên liên hệ trực tiếp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được tư vấn cụ thể nhất.

Trên đây là những thông tin về đất phi nông nghiệp là gì? Các lưu ý chuyển đất phi nông nghiệp sang các loại đất khác. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên cho thể giúp bạn hiểu thêm về những khía cạnh mới mẻ trong đất đai. Chúc bạn một ngày tốt lành!


Công ty Cổ phần Bất động sản Golden Land


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *